Báo giá gỗ ép công nghiệp giá rẻ

Trên thị trường có nhiều loại gỗ ép công nghiệp được ứng dụng trong nhiêu flinh vực như: nội thất, xây dựng,… Nhưng do có nhiều loại gỗ ván ép công nghiệp , vậy bạn có biết gỗ ép công nghiệp là gì? Đã biết được cách phân biệt các loại gỗ ván ép chưa? Vậy hãy cùng Minh Long Home đi tìm hiểu gỗ ép công nghiệp nhé.

Gỗ ép công nghiệp là gì?

Gỗ ép công nghiệp hay còn được gọi là ván ép được tạo nên từ 70-80% nguyên liệu gỗ (vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ, sợi gỗ, ván gỗ) kết hợp với keo dính và các chất phụ gia khác sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại để kết dính nguyên liệu gỗ lại với nhau.

Báo giá gỗ ép công nghiệp giá rẻ 5

Ván dăm

  • Ván dăm hay còn gọi là ván Okal, Particle Board.
  • Thành phần: Dăm gỗ, vụn, vỏ bào, mẩu gỗ nhỏ, mùn cưa… hoặc rơm rạ, thân cây bông, bã mía, cây lanh, cây gai dầu (có chứa Lignin và Cellulose trong thành phần cấu tạo) đã qua xử lý, với keo UF/MUF và các chất phụ gia khác.
  • Tỷ lệ thành phần nguyên liệu: khoảng 80% nguyên liệu gỗ tự nhiên, 9 – 10% keo kết dính, 7 – 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác.
  • Tỷ trọng trung bình: 650 – 750 kg/m3
  • Độ dày thông dụng của ván dăm: 17, 18, 25 (mm)
  • Các khổ ván dăm thông dụng: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm)

Báo giá gỗ ép công nghiệp giá rẻ 6

Ván MDF

  • Tên gọi khác: ván sợi gỗ mật độ trung bình, ván mịn
  • Thành phần: các sợi gỗ nhỏ (lấy từ thân/cành/nhánh cây gỗ tự nhiên sau khi được xử lý bằng máy móc), keo kết dính UF/MUF và các chất phụ gia khác tùy theo công năng của tấm ván.
  • Tỷ lệ thành phần: khoảng 75% nguyên liệu gỗ tự nhiên, 11 – 14% keo kết dính, 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác.
  • Tỷ trọng trung bình: 680 – 840 kg/m3 .
  • Các khổ ván MDF thông dụng: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
  • Độ dày thông dụng: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
2 loại gỗ MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm
2 loại gỗ MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm

 Ván HDF

  • Tên gọi khác: ván sợi gỗ mật độ cao.
  • Thành phần: bột gỗ, keo kết dính và các chất phụ gia.
  • Tỷ lệ thành phần: khoảng 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên.
  • Sản xuất: tương tự như ván MDF nhưng nhiệt độ và áp suất cao hơn nhiều lần để tăng độ cứng, bền cho tấm ván HDF.
  • Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3.
  • Kích thước thông dụng: 2000 x 2400mm.
  • Độ dày thông dụng: 6 – 24 mm.

Báo giá gỗ ép công nghiệp giá rẻ 7

Ưu, nhược điểm của từng loại gỗ ép

Loại gỗ Ưu điểm Nhược điểm
Ván dăm
  • Có mức giá thấp nhất trong 3 loại
  • Có độ bền cơ lý và độ cứng tương đối cao
  • Chịu lực thẳng đứng tốt
  • Khi kết hợp với vật liệu phủ bề mặt sẽ có khả năng chống thấm, chống ẩm, chống trầy xước tốt
  • Khả năng chịu tải trọng kém
  • Khi cắt, các cạnh dễ bị bị mẻ
  • Tuổi thọ thấp hơn ván MDF, HDF
Ván MDF
  • Giá thành thấp hơn ván HDF, ván dán và gỗ tự nhiên
  • Khi cắt, cạnh không bị mẻ
  • Bề mặt mịn, có thể sơn trực tiếp hoặc ép bề mặt trang trí như melamine, laminate
  • Tiện dụng cho việc thiết kế các sản phẩm có kích thước lớn mà không cần chắp nối
  • Hạn chế về độ dày
  • Khả năng chịu nước kém hơn ván HDF
Ván HDF
  • Độ cứng, độ bền, khả năng chịu va đập cao
  • Chống mối mọt, cong vênh tốt hơn 2 loại ván trên
  • Cách nhiệt, cách âm, chống ẩm, chống trầy xước tốt hơn ván MDF, ván dăm
  • Khả năng chịu tải trọng tốt
  • Ứng dụng cho nhiều không gian trong nhà, ngoài trời
  • Giá thành đắt ván dăm, ván MDF
  • Chỉ thi công được đồ nội thất ở dạng phẳng

 Quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp

Dưới đây là quy trình sản xuất gỗ ép công nghiệp:

Giai đoạn 1: Xử lý

  • Nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ được phân loại và xử lý riêng (cắt nhỏ/băm dăm/nghiền búa/xay).
  • Sau đó, thành phẩm sẽ được phân loại lần nữa theo yêu cầu sản xuất.

Giai đoạn 2: Sơ chế

  • Thành phẩm gỗ được sấy khô và bảo quản để giữ được độ ẩm phù hợp

Giai đoạn 3: Trộn keo và chất kết dính

  • Tùy vào tính năng mong muốn, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại keo kết dính và các chất phụ gia thích hợp.
  • Ví dụ: Keo UF (Urea Formaldehyde) dùng cho môi trường khô.
  • Để tăng tính chống ẩm dùng thêm nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic và Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI).

Giai đoạn 4: Ép

  • Sử dụng các loại máy ép với áp suất và nhiệt độ thích hợp để ép các nguyên liệu sau giai đoạn 3 thành tấm ván.

Giai đoạn 5: Chà nhám, hoàn thiện

  • Sau khi ép, tấm ván sẽ được để nguội, rồi mang đi cắt cạnh, chà nhám.
  • Tấm ván sẽ được phân loại, loại bỏ lỗi trước khi đưa vào lưu kho.

Giá gỗ ép công nghiệp

  • Giá gỗ ép thấp hơn nhiều lần so với gỗ tự nhiên, nên bạn có thể dễ dàng chọn mua và sử dụng.
  • Tùy theo loại gỗ ép mà giá thành có sự chênh lệch nhất định.
  • Thấp nhất là ván dăm, sau đó là ván MDF và đắt hơn là ván HDF.
  • Khi kết hợp với các loại bề mặt trang trí, giá thành cũng sẽ thay đổi tùy theo màu sắc, loại bề mặt và hoa văn trang trí.
  • Để biết cụ thể giá gỗ ép công nghiệp, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến hotline

Xem thêm: giá tủ bếp gỗ công nghiệp giá rẻ

Đánh giá bài viết
0906.764.333