Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp

Hãy cùng Minh Long Home đi tìm hiểu về gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? Phân loại và cẫu tạo, ưu điểm nhược điểm cũng như giá của loại gỗ ghép thanh công nghiệp, cùng tìm hiểu quy trình sản xuất loại gỗ ván ghép thanh công nghiệp.

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì?

Gỗ ghép (hay còn gọi là gỗ ghép thanh công nghiệp) được sản xuất từ những thanh gỗ nhỏ được trải qua một quy tình xử lý dây chuyền công nghiệp hiện đại giúp loại bỏ những yếu tố gây hại cho gỗ như: nấm mốc, ẩm, sau đó được trải qua quy trình xử lý cửa, bào, ghép phủ sơn tạo thành thành phấm để ghép những thanh gỗ nhỏ thành một tấm gỗ lớn.

Các loại gỗ ghép thanh công nghiệp phổ biến trên thị trường hiện nay là gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông và gỗ ghép tràm. Gỗ ghép được ứng dụng nhiều ở trong các công tringh nhà ở và làm nội thất cao cấp như: sàn gỗ và thiết bị nội thất. Một điểm nổi trội trên các sản phẩm gỗ ghép mà chúng ta thường hay bắt gặp nhất chính là bề mặt gỗ có nhiều màu sắc sáng, tối đan xen trông rất nghệ thuật.

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp 7

Gỗ ghép thanh công nghiệp có sản lượng lớn nhất ở châu Âu bởi nơi này có hàng loạt cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, sau đó tới châu Á, châu Mỹ, tại Châu Á thì Nhật bản được xem là đất nước có tình độ chế tạo gỗ ghép thanh có chât lượng tốt nhất, không cần bất cứ loại keo nào.

Phân loại gỗ ghép

Trên thị trường hiện nay, gỗ ghép thanh công nghiệp được phân loại theo mặt gỗ, theo kích thước, theo độ dày và theo loại gỗ ban đầu:

Phân loại theo mặt gỗ:

  • Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, bề mặt đẹp không có đường chỉ đen hay mắt chết, màu sắc hài hòa. Loại gỗ này thích hợp cho những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao hay để làm những sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng.
  • Gỗ ghép chất lượng A/B: Tấm gỗ có một mặt đẹp (mặt A) và một mặt có chất lượng kém hơn (mặt B – có ít mắt chết và đường chỉ đen, đường kính nhỏ hơn 5mm). Loại gỗ này thích hợp để làm mặt bàn, cửa, tủ, vách ngăn…
  • Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C (chất lượng kém hơn mặt B). Mặt C có nhiều đường chỉ đen, mắt chết, màu sắc kém. Loại gỗ này thường được dùng làm sàn nhà hay ốp tường.
  • Gỗ ghép chất lượng B/C: Tấm gỗ có chất lượng khá kém, màu sắc không đẹp, gồm một mặt B và một mặt C.
  • Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất, 2 mặt C không có tính thẩm mỹ cao.

Phân loại theo kích thước:

  • Gỗ ghép 1220mm x 2440mm
  • Gỗ ghép 1000mm x 2000mm.
  • Tuy nhiên, kích thước có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.

  • Độ dày 122mm
  • Độ dày 15mm
  • Độ dày 18mm
  • Cũng như kích thước, độ dày tấm gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu đặt hàng.

Phân loại theo loại gỗ:

  • Gỗ ghép thông
  • Gỗ ghép cao su
  • Gỗ ghép tràm,…

Ưu nhược điểm của gỗ ghép

Ưu điểm của gỗ ghép thanh công nghiệp

Mỗi loại gỗ ghép đều kế thừa những ưu điểm của gỗ tự nhiên (nguyên liệu đầu vào) và có thêm những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp.

  • Không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc
  • Bề mặt có độ bền màu cao, chịu va đập và chống trầy xước và chống thấm tốt
  • Giá gỗ ghép công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên
  • Nhiều loại bề mặt đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
  • Dễ gia công, sản xuất với số lượng lớn
  • Tính ứng dụng cao, có thể thay thế gỗ tự nhiên trong thi công và thiết kế nội thất

Nhược điểm của gỗ ghép

Gỗ ghép cũng có một số nhược điểm.

  • Do ghép từ những thanh gỗ khác nhau nên bề mặt ít có sự đồng đều về đường vân và màu sắc
  • Chỉ có gỗ ghép mặt A/A thì chất lượng và màu sắc mới đáp ứng được các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, giá thành loại gỗ này cũng cao hơn 4 loại còn lại.

Quy trình sản xuất gỗ ép thanh công nghiệp

Quy trình sản xuất gỗ ghép trải qua 5 bước, đó là:

  • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào bằng máy và chia thành các thanh gỗ tiêu chuẩn
  • Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mối mọt
  • Bước 3: Các đầu/cạnh thanh gỗ được tạo mộng rồi ghép lại với nhau bằng máy theo những kiểu ghép được quy định. Sau đó, tấm gỗ được xử lý bằng keo để tăng độ kết dính
  • Bước 4: Chà nhám, làm nhẵn bề mặt tấm gỗ
  • Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm và lưu kho

Có 4 cách ghép gỗ như sau:

Ghép mộng đứng : Hay còn gọi là FINGER JOINT.

Các thanh gỗ sau khi đã qua bước 1 bước 2 sẽ được đưa qua máy đánh mộng để tạo hình răng lược sau đó tẩm keo và ghép thành những tấm gỗ lớn theo quy cách yêu cầu, Thông thường quy cách tấm gỗ ghép là: 1200mm*2400mm  hoặc 1000mm*2000mm. Ưu điểm của cách ghép này là tạo nên tấm ván rất rắn chắc, tuy nhiên để lộ những vết nối ghép hình răng lược có thể sẽ không làm hài lòng một số khách hàng khó tính.

Gỗ ghép quy cách mộng

Ghép mộng nằm: Hay còn gọi là FINGER BUTT JOINT.

Cũng tương tự như cách ghép mộng đứng, nhưng việc đánh các rãnh mộng theo chiều ngang thanh ghép, Sau đó các công đoạn ép tấm và cắt tấm cũng theo quy trình tiêu chuẩn của nhà máy và tuân theo tiêu chuẩn TCVN 8165, TCVN 8166, TCVN 8576 và TCVN 8577:2010 của bộ công nghiệp

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp 8

Ưu điểm của cách ghép này là tạo nên những Font màu khác nhau và những vân màu đồng bộ hoặc không đồng bộ, tạo nên sự phong phú trong việc chọn lựa màu sắc, Mặt khác, các vết nối hình răng lược không còn nữa mà thay thế cho nó là những tone màu xếp xen kẽ nhau rất đẹp mắt.

Ghép cạnh

Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình khe tạo rãnh. Sau đó, các thanh gỗ có chiều dài và kích thước bằng nhau được ghép song song theo đường khe, rãnh tạo sẵn.

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp 9

Ghép giác :

Là kiểu ghép khá phức tạp, Theo đó các thanh gỗ được nối lại với nhau thành 1 khối rồi được xẻ theo hình ảnh và kích thước định sẵn, Sau đó dùng 2 khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp với nhau( sau khi ghép) để ghép nối lại với nhau.

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp 10

Bảng giá gỗ ghép thanh công nghiệp

Gỗ ghép thanh công nghiệp là gì? phân loại và báo giá gỗ ghép công nghiệp 11

Xem thêm: Bảng giá tủ bếp gỗ công nghiệp đẹp

Đánh giá bài viết
0906.764.333