Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z

Vật liệu gỗ MDF cũng không quá xa lạ đối với người dân Việt Nam, vì gần như 90% trong mỗi gia đình đều có một hoặc hai đồ vật là vật liệu MDF như bàn ghế, tủ quần áo, tủ giày, kệ. Tuy nhiên, gần như ai cũng sở hữu đồ vật có vật liệu này nhưng vẫn có nhiều thắc mắc liên quan đến loại vật liệu này như: gỗ MDF có an toàn không? MDF là gì? Có những loại nào?.

Và trong bài viết này Nội Thất Minh long sẽ tổng hợp hết tất cả các thông tin cũng như giải đáp các thắc liên quan đến loại vật liệu gỗ MDF. Giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại vật liệu phổ biến này để có thể ứng dụng, lựa chọn cho các đồ vật phù hợp. Hãy cùng Nội Thất Minh Long tìm hiểu về loại vật liệu này nhé.

 

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ bột sợi gỗ, parafin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ qua quy trình ép nén dưới nhiệt độ và áp suất cao tạo nên cấu trúc ván chắc chắn với nhiều ưu điểm. Ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ trung bình.

Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 12
Hình ảnh: Gỗ MDF được làm từ các sợi gỗ kết dính lại, bạn có thể thấy các sợi gỗ, sớ gỗ

Sự hình thành & phát triển cúa ván gỗ mdf

Ván ép MDF chỉ mới xuất hiện khoảng 60 năm, so với những ứng dụng đa dạng và sự phổ biến thì thời gian hình thành và phát triển của loại gỗ này là không lâu dài. Nhà máy sản xuất gỗ MDF được xây dựng vào năm 1964 ở NewYork (Mỹ) và phát triển mở rộng sang khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu vào năm 1990 và dần mở rộng khắp thế giới. Vào năm 1970 trên thế giới chỉ có 3 nhà máy sản xuất ván MDF ở Mỹ với công suất cao nhất 133,000m3/năm. Đến năm 2001 đã có hàng nghìn nhà máy trên toàn thế giới và sản lượng MDF đạt 29,056 triệu m3/năm. Và năm 2023 tổng sản lượng trên toàn thế giới đạt 115,5 triệu mét khối/năm và Trung Quốc là quốc gia sản xuất ván MDF lớn nhất thế giới, với sản lượng chiếm hơn 60% tổng sản lượng toàn cầu. Các quốc gia sản xuất ván MDF lớn khác bao gồm: Hoa Kỳ, Đức, Indonesia, Brazil, Ấn Độ ,Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) dự kiến sẽ đạt 3,81% từ năm 2024 đến năm 2029.

Ở Việt Nam, ván gỗ MDF xuất hiện tại Việt Nam vào đầu thập niên 2000 và Công ty Cổ phần Gỗ An Cường là một trong những doanh nghiệp đầu tiên nhập khẩu và phân phối gỗ MDF tại Việt Nam vào khoảng năm 2002 và bắt đầu vào năm 2005 gỗ mdf dần phổ biến khắp Việt Nam. Vào năm 2023, sản lượng ván MDF Việt Nam ước tính đạt 4,5 triệu mét khối. Việt Nam là quốc gia sản xuất ván MDF lớn thứ 8 trên thế giới.

Thành phần cấu tạo gỗ công nghiệp MDF

Thành phần cấu tạo chính của gỗ MDF bao gồm:

  • Bột sợi gỗ: Chiếm khoảng 70-80% thành phần, được nghiền từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng như cây keo, bạch đàn, thông, …
  • Chất kết dính: Chiếm khoảng 10-20% thành phần, thường là keo Urea Formaldehyde (UF) hoặc Melamine Formaldehyde (MF). Keo giúp liên kết các sợi gỗ lại với nhau tạo thành ván gỗ.
  • Phụ gia: Chiếm khoảng 1-2% thành phần, bao gồm các chất như parafin wax, chất làm cứng, chất chống mối mọt, … giúp tăng độ bền, khả năng chống ẩm và chống cháy cho ván gỗ.

Tỷ lệ các thành phần có thể thay đổi tùy theo loại gỗ MDF và nhà sản xuất.

Các bạn cần lưu ý: Gỗ MDF có thể chứa một lượng nhỏ formaldehyde, một chất có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiếp xúc với nồng độ cao. Do đó, nên chọn mua gỗ MDF từ các nhà sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe như An Cường, Ba Thanh, Thanh Thuỳ, Mộc Phát, Minh Long,….

Đặc điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF có đặc điểm nổi bật:

  • Không bị cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên.
  • Bề mặt phẳng nhẵn, không thớ vân, dễ dàng gia công.
  • Đa dạng về kích thước, độ dày và vân bề mặt.
  • Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên.
  • Màu sắc đa dạng để chọn lựa từ màu đơn sắc đến vân gỗ

Quá trình sản xuất gỗ MDF

Để sản xuất thành từng tấm ván có kích thước 1200x2400mm chuyên dùng làm nội thất thì gỗ mdf phải trải qua quy trình sản xuất cũng khá phức tạp gồm nhiều giai đoạn trên dàn máy móc công nghệ cao. Hiện nay thì có 2 quy trình sản xuất (phương pháp sản xuất) ván gỗ MDF đó là quy trình sản xuất ướt và quy trình sản xuất khô.

Quy trình sản xuất ướt

Ưu điểm của quy trình sản xuất ướt

  • Khi sử dụng quy trình sản xuất ướt sẽ sản xuất ra tấm ván MDF có độ mịn và mật độ cao.
  • Ít bụi bẩn hơn so với quy trình khô

Nhược điểm

  • Sử dụng quy trình sản xuất ướt sẽ gây tiêu hao nhiều năng lượng hơn, điện năng hơn
  • Gây ô nhiễm môi trường hơn.

Quy trình sản xuất

Bước 1: Các thanh gỗ, cây gỗ sẽ được làm ướt và được băm nhỏ bằng máy và nghiền thành bột mịn.

Bước 2: Bột gỗ mịn được trộn với nước, keo và phụ gia để tạo thành hỗn hợp sệt.

Bước 3: Hỗn hợp bột gỗ, keo, chất phụ gia sẽ được trải đều trên băng tải (mâm ép) để được ép nhiệt để giảm hàm lượng nước trong tấm gỗ xuống còn 50% giúp tăng khả năng kết dính của hỗn hợp.

Bước 4: Ván gỗ sẽ được cắt thành từng tấm gỗ theo khổ tiêu chuẩn.

Bước 5: Chờ tấm ván nguội xử lý các cạnh, chà nhám 2 bề mặt và sau đó kiểm tra chất lượng, đóng gói

Quy trình sản xuất khô

Ưu điểm: Tiết kiệm năng lượng và ít ô nhiễm hơn so với quy trình sản xuất ướt

Nhược điểm: Ván không mịn bằng.

Quy trình sản xuất

Bước 1: Cây gỗ sẽ được tiến hành đập nhỏ, nghiền mịn để tạo thành các bột sợi gỗ.

Bước 2: Các bột sợi gỗ sẽ được trộn với keo và các phụ gia khác để tại thành hỗn hợp

Bước 3: Các bột sợi sẽ được máy trải đều thành lớp và ép nhiệt, tiếp đó sẽ trải tiếp một lớp bột sợi và ép tiếp, và sẽ trải 2,3 lớp và ép nhiệt các lớp lại với nhau. Mức nhiệt độ sẽ được tuỳ chỉnh dựa vào độ dày của từng lớp, giúp loại bỏ lượng nước, tăng khả năng kết dính của keo.

Bước 4: Cắt tấm ván thành các kích thước tiêu chuẩn và đem đi đóng gói

Các loại gỗ MDF trên thị trường hiện nay

Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường, hay còn gọi là gỗ MDF thông thường, là loại gỗ MDF được sản xuất theo phương pháp truyền thống, sử dụng keo UF (urea formaldehyde) để liên kết các sợi gỗ. Loại gỗ này có những đặc điểm sau:

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ: Gỗ MDF thường có giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ MDF khác như MDF chống ẩm, MDF chống cháy.
  • Dễ gia công: Gỗ MDF dễ dàng cắt, xẻ, uốn cong, tạo hình nên phù hợp với nhiều kiểu dáng nội thất.
  • Bề mặt phẳng mịn: Bề mặt gỗ MDF phẳng mịn, dễ dàng sơn phủ

Nhược điểm:

  • Khả năng chống ẩm thấp: Gỗ MDF thường không có khả năng chống ẩm tốt, dễ bị cong vênh, nấm mốc khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.
  • Khả năng chịu lực trung bình: Gỗ MDF có khả năng chịu lực trung bình, không phù hợp với những vị trí chịu tải trọng cao.
  • Có thể chứa formaldehyde: Keo UF sử dụng trong sản xuất gỗ MDF thường có thể chứa formaldehyde, một chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

MDF thường là loại phổ biến nhất, thích hợp cho các ứng dụng nội thất giá rẻ như:

  • Tủ bếp, tủ áo.
  • Giá sách, kệ trưng bày.
  • Vách ngăn phòng.

Xem thêm: 100+ mẫu tủ bếp gỗ mdf đẹp nhất năm 2024

MDF lõi xanh chống ẩm

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm, hay còn gọi là gỗ MDF lõi xanh, là loại gỗ MDF được sản xuất với công nghệ tiên tiến, sử dụng keo MUF (melamine urea formaldehyde) hoặc PMDI (polymeric diphenylmethane diisocyanate) để liên kết các sợi gỗ. Nhờ sử dụng keo chống ẩm, loại gỗ này có khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ MDF thường.

Đặc điểm:

  • Khả năng chống ẩm tốt: Gỗ MDF lõi xanh có thể chịu được môi trường ẩm ướt cao, không bị cong vênh, nấm mốc.
  • Khả năng chịu lực cao: Gỗ MDF lõi xanh có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ MDF thường.
  • Bề mặt phẳng mịn: Bề mặt gỗ MDF lõi xanh phẳng mịn, dễ dàng sơn phủ
  • An toàn cho sức khỏe: Gỗ MDF lõi xanh sử dụng keo ít formaldehyde, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Cách nhận biết gỗ MDF chống ẩm và MDF thường: Nhìn hình ảnh dưới bạn sẽ thấy gỗ MDF chống ẩm có màu xanh, còn MDF thường không có. Rất dễ nhận biết đúng không?

2 loại gỗ MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm
2 loại gỗ MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm

Gỗ MDF chống cháy

Gỗ MDF chống cháy là loại gỗ MDF được sản xuất với công nghệ tiên tiến, sử dụng các chất phụ gia chống cháy đặc biệt để tăng khả năng chống cháy cho gỗ. Nhờ vậy, loại gỗ này có thể hạn chế sự lan truyền của ngọn lửa, giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn và bảo vệ an toàn cho công trình.

Đặc điểm:

  • Lõi màu đỏ rất dễ nhận dạng do đặc trưng của chất phụ gia chống cháy
  • Khả năng chống cháy cao: Gỗ MDF chống cháy có thể chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài, giúp giảm thiểu sự lan truyền của ngọn lửa.
  • Khả năng chống ẩm tốt: Gỗ MDF chống cháy thường có khả năng chống ẩm tốt hơn so với gỗ MDF thường.
  • Bề mặt phẳng mịn: Bề mặt gỗ MDF chống cháy phẳng mịn
  • An toàn cho sức khỏe: Gỗ MDF chống cháy sử dụng keo ít formaldehyde, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 13

 

Ưu điểm của gỗ MDF

Giá cả phải chăng: So với gỗ tự nhiên, gỗ MDF có giá thành rẻ hơn đáng kể, giúp tiết kiệm chi phí nội thất.

Bền chắc: MDF có độ bền cao, không bị cong vênh, co ngót hoặc mối mọt, đảm bảo tuổi thọ trong nhiều năm.

Dễ gia công: Bề mặt MDF phẳng nhẵn, dễ dàng cắt, khoan, sơn và dán các vật liệu khác, thuận tiện cho thiết kế tùy chỉnh.

Đa dạng mẫu mã: MDF có nhiều kích thước, độ dày và vân bề mặt để lựa chọn, đáp ứng mọi phong cách nội thất.

Thân thiện với môi trường: MDF được làm từ sợi gỗ tái chế, góp phần bảo vệ rừng và môi trường.

Nhược điểm của gỗ MDF

Khả năng chịu nước kém: Gỗ MDF thường không có khả năng chịu nước tốt, dễ bị cong vênh, nấm mốc khi tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

Độ cứng kém: MDF có độ cứng kém hơn gỗ tự nhiên, dễ bị trầy xước hoặc móp méo nếu tác động lực mạnh.

Bụi gỗ: Quá trình cắt, khoan MDF có thể tạo ra bụi gỗ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Có thể chứa formaldehyde: Keo UF sử dụng trong sản xuất gỗ MDF thường có thể chứa formaldehyde, một chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Các bề mặt gỗ công nghiệp MDF đang có trên thị trường hiện nay

Bề mặt Melamine

Bề mặt Melamine là một loại lớp phủ trang trí được sử dụng trên nhiều loại ván dăm, bao gồm cả ván sợi mật độ trung bình (MDF). Nó được làm bằng giấy được tẩm nhựa melamine và sau đó được ép lên ván dưới áp suất và nhiệt độ.

Bề mặt Melamine là một lựa chọn phổ biến cho đồ nội thất và các ứng dụng khác vì nó:

  • Bền và lâu mòn: Bề mặt Melamine có khả năng chống trầy xước, nứt vỡ và phai màu. Nó cũng chịu được nhiệt và độ ẩm.
  • Dễ bảo quản: Bề mặt Melamine có thể được lau sạch bằng khăn ẩm.
  • Đa năng: Bề mặt Melamine có sẵn trong nhiều màu sắc, kiểu dáng và kết cấu. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn linh hoạt cho nhiều ứng dụng.
  • Giá cả phải chăng: Bề mặt Melamine là một lựa chọn tương đối rẻ so với các vật liệu bề mặt khác, chẳng hạn như gỗ tự nhiên

Bề mặt Laminate

Bề mặt Laminate là một loại vật liệu phủ trang trí được sử dụng phổ biến cho gỗ MDF. Nó được cấu tạo từ nhiều lớp:

  • Lớp Overlay: Lớp này là lớp ngoài cùng, có chức năng bảo vệ bề mặt khỏi trầy xước, va đập, hóa chất và nhiệt độ cao.
  • Lớp Decorative paper: Lớp này chứa các mẫu mã, màu sắc và vân gỗ.
  • Lớp Kraft paper: Lớp này có tác dụng tạo độ dày và ổn định cho bề mặt.

Bề mặt Laminate cao cấp hơn so với bề mặt Melamine, có khả năng chịu va đập, chống trầy xước tốt hơn, màu sắc đa dạng có thể mô phỏng các vật liệu khác như đá, kim loại,…

Bề mặt Acrylic

Bề mặt Acrylic là một loại vật liệu phủ trang trí cao cấp được sử dụng cho gỗ MDF. Nó được cấu tạo từ 3 lớp:

  • Lớp phủ Acrylic: Lớp này là lớp ngoài cùng, có độ bóng cao, tạo cảm giác sang trọng và hiện đại.
  • Lớp màu: Lớp này chứa các màu sắc đa dạng, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng.
  • Lớp lót: Lớp này có tác dụng tăng độ bám dính cho lớp phủ Acrylic và bảo vệ gỗ MDF khỏi tác động của môi trường.

Bề mặt Acrylic bóng gương cao cấp, sang trọng, dễ dàng lau chùi, chống thấm tốt. Phù hợp cho các ứng dụng nội thất cao cấp như tủ bếp, cánh cửa,…

Bề mặt Veneer

Bề mặt Veneer là một loại vật liệu phủ trang trí cao cấp được sử dụng cho gỗ MDF. Nó được làm từ các lát gỗ tự nhiên mỏng được lạng ra, sau đó được dán lên bề mặt gỗ MDF bằng keo chuyên dụng. Bề mặt Veneer mang lại vẻ đẹp sang trọng, gần gũi với thiên nhiên cho đồ nội thất.

Bề mặt Veneer sở hữu vân gỗ và màu sắc độc đáo của gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp cho đồ nội thất, có độ bền cao, chống trầy xước tốt và có thể chịu được va đập nhẹ. Bề mặt Veneer cần được bảo quản cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và nước. Và có thể bị cong vênh nếu không được bảo quản đúng cách.

Bề mặt Sơn PU trên gỗ MDF

Bề mặt Sơn PU là một loại vật liệu phủ trang trí được sử dụng phổ biến cho gỗ MDF. PU là viết tắt của Polyurethane, một loại sơn có khả năng chống trầy xước, chịu va đập tốt và có độ bóng cao. Bề mặt Sơn PU mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho đồ nội thất, màu sắc đa dạng có thể pha theo yêu cầu

So sánh gỗ công nghiệp MDF và MFC

Gỗ MDF và MFC là hai loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để bạn dễ dàng lựa chọn loại gỗ phù hợp:

Đặc điểm Gỗ MDF Gỗ MFC
Cấu tạo Sợi gỗ được nghiền mịn và trộn với keo, ép dưới áp suất cao Dăm gỗ được trộn với keo và ép dưới áp suất cao
Mật độ Cao Thấp
Độ dày Đa dạng (5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm) Ít lựa chọn hơn (8mm, 18mm, 25mm)
Khả năng chịu lực Thấp hơn Cao hơn
Khả năng chịu nước Tốt hơn MFC Kém hơn MDF
Bề mặt Phẳng mịn, dễ sơn phủ Sần sùi, cần phủ Melamine
Giá thành Cao hơn MFC Thấp hơn MDF
Ứng dụng Thích hợp cho nội thất không chịu lực trực tiếp như tủ bếp, kệ tivi, vách ngăn… Thích hợp cho nội thất chịu lực trực tiếp như giường, bàn, ghế…

Cách bảo quản và sử dụng gỗ MDF để có độ bền tối đa

Để bảo gỗ MDF không bị hư, dùng lâu vẫn như mới bền thì bạn phải sử dụng gõ MDF ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước, tránh đặt đồ quá nặng trên những đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp MDF.

Ứng dụng của gỗ MDF

Gỗ MDF được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân như; gỗ mdf làm tủ bếp, tủ áo, bàn ghế, giá sách, kệ trang trí, bàn thờ, giường,…. gần như trong ngôi nhà của bạn sẽ có ít nhất 1,2 món đồ làm bằng gỗ MDF. Dưới đây là hình ảnh một số hạng mục nội thất làm bằng gỗ công nghiệp MDF phổ biến:

Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 14
Gỗ MDF làm tủ bếp
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 15
Gỗ MDF làm tủ giày
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 16
Gỗ công nghiệp MDF làm tủ áo
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 17
Gỗ MDF chống ẩm làm giường ngủ
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 18
Gỗ MDF làm tủ trang trí và tấm ốp tường
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 19
Bàn học được làm bằng gỗ MDF
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 20
Làm kệ tivi
Gỗ MDF là gì? Tổng quan chi tiết từ A đến Z 21
Làm bàn học, kệ sách

 

Gỗ MDF là vật liệu hiện đại, dễ sử dụng, đáp ứng nhiều nhu cầu thiết kế nội thất cơ bản. Với sự cân bằng giữa giá cả, độ bền và tính thẩm mỹ, gỗ MDF đã trở thành sự lựa chọn phổ biến cho cả người dùng và các chuyên gia nội thất. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số nhược điểm của MDF và sử dụng đúng cách để kéo dài tuổi thọ và hiệu quả khi sử dụng gỗ mdf

Có, gỗ MDF được làm từ bột sợi gỗ và keo an toàn, không chứa các chất độc hại

Không, gỗ MDF không chịu nước tốt, nếu tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ bị trương nở, hư hỏng

Có, gỗ MDF rất dễ cắt, khoan, sơn và dán, tạo điều kiện thuận lợi cho các ứng dụng tùy chỉnh.

Có, gỗ MDF là sự lựa chọn lý tưởng cho đồ nội thất vì tính linh hoạt, độ bền và tiết kiệm chi phí.

Không, gỗ MDF có giá thành khá rẻ so với các loại gỗ khác như gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp cao cấp.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906.764.333