Nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì? Luôn là câu hỏi của nhiều người khi có ý định đómg tủ bếp, vật liệu tủ bếp đóng có rất nhiều loại như là gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp (trong gỗ công nghiệp có nhiều loại khác nữa), vật liệu nhựa, vật liệu inox. Vậy nên đóng tủ bếp bằng vật liệu gì?
Để biết được nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì? Thì trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của loại vật liệu đó và xem thử loại vật liệu đó phù hợp với những không gian nhà như thế nào để từ đó có thể chọn ra được loại vật liệu đóng tủ bếp phù hợp nhé.
Sử dụng gỗ tự nhiên để đóng tủ bếp
Chắc hẳn đa phần ai cũng biết tủ bếp có thể sử dụng gỗ tự nhiên để đóng tủ bếp, tuy nhiên không phải loại gỗ tự nhiên nào cũng đóng tủ bếp được đâu, phải là loại gỗ tự nhiên đã được trải qua xử lý ky càng, nhất là những loại gỗ có thể chịu được nước, chịu được mối mọt thì mới ưa chuộng sử dụng để đóng tủ bếp thôi nhé.
Hiện nay có những loại gỗ tự nhiên dưới đây được ưa chuộng sử dụng làm tủ bếp như:
- Gổ gõ đỏ
- Gỗ sồi
- Gỗ căm xe
- Gỗ thông ghép
Gỗ tự nhiên để làm tủ bếp có ưu điểm là có khả năng chống chịu nước và mối mọt rất tốt, bền đẹp, ít cong vênh theo thời gian. Tuy nhiên gỗ tự nhiên để sản xuất tủ bếp sẽ phức tạp hơn và do hiện nay có hạn chế về việc khai thác gỗ tự nhiên nên giá thành loại gỗ tự nhiên có giá tương đối cao.
Gỗ tự nhiên để đóng tủ bếp phù hợp chủ yếu cho những ngôi nhà phố, biệt thự mang phong cách cổ điển, vì thế trước khi làm tủ bếp bạn nên cân nhắc kỹ càng xem dùng gỗ tự nhiên để làm tủ bếp có phù hợp với phong cách ngôi nhà không nhé.
Sử dụng gỗ công nghiệp đóng tủ bếp
Gỗ công nghiệp thì có rất nhiều loại và để chọn được loại gỗ công nghiệp nào để đóng tủ bếp bạn cần phải hiểu rõ về loại gỗ công nghiệp này. Dưới đây là những kiến thức về gỗ công nghiệp mời bạn theo dõi:
Gỗ công nghiệp được cấu tạo và chia làm 2 lớp đó là cốt gỗ và bề mặt, 2 lớp này hợp lại với nhau tạo thành gỗ công nghiệp để đóng tủ bếp hiện nay.
Cốt gỗ
Các loại cốt gỗ có mặt trên thị trường hiện nay (được sắp xếp từ sản phẩm tốt nhất trở xuống):
- HDF ( High Density Fiberboard ) với khả năng cách âm, chống ẩm và chịu lực tốt nhất hiện nay được làm từ các loại gỗ được chọn lọc với chất lượng cao, đồng đều. HDF được đánh giá là cốt gỗ nên dùng nhất trong các dòng. Ngoài ra, HDF cũng có đầy đủ các tính năng khác như: cách nhiệt, chịu lửa, chống mối mọt, chống cong vênh.
- MDF (Medium Density FiberBoard) đứng thứ 2 trong dòng cốt gỗ với khả năng chịu lửa, chống ẩm, chống mối mọt, khả năng chịu lực kém hơn HDF.
- MFC – gỗ dăm (Melamine Faced Chipboard) được sử dụng từ các cây gỗ ngắn hạn MFC chống cong vênh nhưng có khả năng chịu lực không cao, thường được sử dụng trong lĩnh vực nội thất của văn phòng, giá rẻ hơn MDF và HDF.
- Gỗ dán: Dây truyền sản xuất gỗ dán khá đơn giản, sản phẩm có khả năng chống mối mọt, không bị cong vênh, co ngót trong quá trình sử dụng nhưng được xét là có chất lượng kém nhất do khả năng chịu lực không tốt, thời gian sử dụng không bằng HDF, MDF và MFC.
Với khí hậu Việt Nam phân bố rõ rệt, miền Bắc thì 4 mùa: Xuân – Hạ – Thu – Đông; miền Nam thì 2 mùa: mùa mưa và mùa khô vì thế vào những mùa đông và xuân miền bắc hoặc mùa mưa miền nam thì sẽ có tỉ lệ độ ẩm không khí cao và đặc biệt mối mọt rất thích hợp sống trong thổ nhưỡng nước ta nên vì thể để đảm bảo cho tủ bếp có khả năng chống ẩm và chống mối mọt thì phải sử dụng loại gỗ công nghiệp có khả năng chống 2 yếu tốt trên.
Trong quá trình sử dụng loại gỗ công nghiệp để đóng tủ bếp, thì Minh Long Home luôn luôn tư vấn khách hàng sử dụng loại gỗ HDF và MDF lõi xanh chống ẩm để làm tủ bếp vì như vậy mới chịu được tác động từ bên ngoài của thời tiết.
Nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì khi khí hậu việt nam vào mùa xuân thường có tỉ lệ độ ẩm trong không khí rất cao, chính vì vậy để đảm bảo độ bền sản phẩm tủ bếp công
Bề mặt
Cốt gỗ thì đảm bảo về chất lượng và độ bền, thì bề mặt thì lại có vai trò như tạo màu sắc, thẩm mỹ và đảm bảo độ bền từ các tác nhân bên ngoài.
Mỗi loại gỗ bề mặt sẽ đem đến những tính chất cũng như tính thẩm mỹ riêng. Để có thể làm nên những mẫu tủ bếp đưa đến sự hài lòng cao nhất về mặt thẩm mỹ và độ bền thì việc lựa chọn bề mặt là vô cùng quan trọng. Dưới đây những những lớp bề mặt hay được ưa chuộng nhất tại Việt Nam:
Acrylic
Acrylic là loại vật liệu có bề mặt sang bóng như gương đây cũng là đặc tính đặc trưng để phân biệt loại vật liệu này với laminate và melamin. Độ bóng của gỗ này giúp tăng tính thẩm mỹ cho tủ bếp, thậm chí nhiều lúc nhìn vào tủ bếp có thể như nhìn vào những tấm gương sáng bóng khiến không ít chị em phụ nữ mê mẩn.
Mặc dù gỗ acrylic có khả năng chịu lực tốt nhưng cũng có thể uốn cong rất tốt tạo mẫu tủ bếp đa dạng. Và một đặc tính quan trọng không nên thiếu khi sử dụng làm gỗ cho căn bếp đó là đặc tính chịu ẩm và chịu lửa. Khi chị em chúng ta xào nấu, hơi ẩm có thể bám vào bề mặt của những chiếc tủ bếp xinh xắn nếu không có khả năng này đảm bảo độ bền của tủ bếp nhà mình không thể quá 1 năm chứ đừng nói là tủ bếp nhà Thu Anh sẽ bảo hành tới 10 năm.
Ngoài ra thì gỗ acryic cũng có đầy đủ các đặc tính quan trọng của vật liệu tủ bếp đạt yêu cầu như:
- Chống mối mọt
- Đa dạng về màu sắc
- Không phai màu
- Không cong vênh qua thời gian
Laminate
Laminate là gỗ bề mặt có nhiều đặc tính tốt, đặc biệt là được sự lựa chọn với những ai yêu thích màu gỗ, với sự đa dạng của mình laminate có khoảng 1000 mã màu (mặt mờ (matt), mịn (satin), xước, vân gỗ, vân đá, vân nổi, sần, gương bóng… ).
Cấu tạo gỗ laminate gồm 3 phần :
- Overlay (lớp màng phủ bên ngoài) được bao phủ bởi một lớp keo melamine trong suốt
- Chống xước, chống va đập
- Ổn định, tạo độ cứng cho bề mặt
- Chịu lửa, chống nước
- Chống phai màu
- Chống vi khuẩn và mối mọ
- Chống lại các tác động của hóa chất
- Dễ vễ sinh lau chùi.
- Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật)
- Dưới tác ụng của lực ép ở nhiệt độ cao (220oC) lớp overlay nóng chảy bám chặt vào lớp giấy phim
- Dùng loại phim đặc biệt này để in các mẫu màu và hoa văn được thiết kế.
- Giúp cho bề mặt Laminate luôn bền và thật màu.
- Kraft Paper (lớp giấy nền)
- Bao gồm các lớp giấy nền kraft được ép chặt với nhau bằng lực ép ở nhiệt độ cao
- Giấy nền Kraft cấu thành từ bột giấy và phụ gia và ép tuần hoàn ở chế độ cao (300kg/cm2 và nhiệt độ 125 độ)
- Bền, dai và thô, thường có mầu nâu hoặc xám với định lượng 50-135 g/m2.
Với 3 chất liệu cấu thành Laminate cho độ dày từ 0,6->1,2mm ( độ dày đặc biệt có thể đạt được: 0,5 mm). Laminate được tính là khá dày nhưng vì vậy lại mang những đặc điểm được yêu thích như tính chịu lực tốt, không cong vênh, đa dạng về màu sắc do có Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật), và chống chịu xước tốt ( thậm chí về điểm này còn tốt hơn gỗ Acrylic do có Overlay (lớp màng phủ bên ngoài) được bao phủ bởi một lớp keo melamine trong suốt.
Ngoài ra laminate cũng có những đặc điểm rất được yêu thích khác như:
- Chịu ẩm
- Chịu lửa
- Chống mối mọt tốt
- Có khả năng uốn cong
- Không phai màu
Laminate là dòng tủ rất được yêu thích của mỗi gia đình với độ bền cao (thường được bảo hành khoảng 10 năm) và tính thẩm mỹ tốt do sự đa dạng về màu sắc và khả năng có thể uốn cong mang lại. Dòng laminate là câu trả lời cho “nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì” với những ai thích tạo điểm nhấn cho ngôi nhà với sự dịu nhẹ, hòa mình vào thiên nhiên, thư dãn khi vào bếp.
Melamin
Là gỗ khá giống với laminate nhưng do cấu tạo đơn giản hơn gồm 2 lớp nên melamin khá mỏng:
- (lớp ngoài) là giấy có định lượng cao hay còn gọi giấy cao cấp
- (bên trong) là MDF hoặc gỗ ván dăm
Melamin hạn chế về tạo dáng như các bề mặt cong, lượn, khả năng chịu xước và mài mòn cũng kém hơn Laminate những vẫn là dòng được khá được ưa chuộng do chi phí thấp và những dặc điểm yêu thích
Màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng
Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước
Melamin là câu trả lời cho “ nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì?”
Veneer
Hiện nay còn khá ít người sử dụng gỗ này đóng tủ bếp vì tuy chi phí thấp nhưng độ bền của gỗ veneer kém, không chịu được nước, dễ hư hỏng, rạn nứt khi di chuyển, chống ẩm cũng không được tốt như các dòng vật liệu bề mặt khác.
Như vậy, bạn đã biết được gỗ công nghiệp có những ưu điểm nhược điểm gì rồi đó và có thể chọn màu sắc, vì thế để đóng tủ bếp gỗ công nghiệp bạn cần chọn được cốt gỗ và sau đó là chọn bề mặt
Sử dụng vật liệu nhựa để làm tủ bếp
Một đánh giá về loại vật liệu nhựa để làm tủ bếp của Minh Long Home: ” Đây là loại vật liệu xu hướng được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp trong tương lai”. Vì sao Minh Long Home lại có đánh giá cao như vậy về loại vật liệu nhựa để làm tủ bếp này.
Đánh giá trên không phải là đánh giá chủ quan của một cá nhân mà là đã trải qua hàng loạt khảo sát từ nhân viên đến khách hàng và đối tác của Minh Long Home mới đưa ra đánh giá này.
Nhựa là vật liệu được chế tạo theo một quy trình đặc biệt có khả năng chống nước, chống mối mọt, độ bền cực cao, về độ cứng thì hơn gỗ công nghiệp nhiều lần. Và được chế tạo từ nguyên liệu chính là PVC Polivinyl Clorua) cộng thêm những chất phụ gia khác.
Ở thị trường Việt Nam, chất liệu nhựa để làm tủ bếp phổ biến nhất là nhựa PVC thương hiệu Picomat hay còn gọi là nhựa Picomat. Hay còn có loại nhựa PVC của Pitech, Hardy Wood,… và còn nhiều thương hiệu khác.
Tủ bếp nhựa thường được sử dụng trong nhà phố hơn căn hộ bởi nó có những tính năng ưu điểm dưới đây:
- Tủ bếp nhựa có khả năng chống thấm và chịu nước tốt nhất trong các loại tủ bếp hiện nay
- Khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao cực kỳ tốt
- Có khả năng chống cháy.
- Bề mặt phẳng, mịn dễ dàng vệ sinh lau chùi.
- KHÔNG xảy ra hiện tượng cong vênh, nứt như các loại vật liệu khác
- Độ cứng thì khỏi phải nói được đánh giá thuộc top hiện nay
- Độ ăn bám vít thì cũng được đánh giá cực kỳ cao hơn so với gỗ công nghiệp
- Vì thế khi sử dụng nhựa để đóng tủ bếp thì bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài, không cần quan tâm mối mọt dù ở nhà phố hay căn hộ, không sợ cong vênh khi sử dụng.
Đi kèm với ưu điểm rất tốt thì nhược điểm của tủ bếp nhựa cũng làm người dùng đắn đo bởi nhược điểm đó là: giá thành so với tủ bếp sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp sẽ cao hơn.
Sử dụng inox, nhôm để đóng tủ bếp
Nhôm, inox không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, vì thế ưu điểm của loại vật liệu này thì chắc mọi người cũng đã hiểu rõ, không sợ mối mọt, dễ dàng lai chùi, không sợ nước, nhưng đối với nhôm và inox 201 (inox thường) thì sẽ dễ bị oxi hóa, inox 304 thì không bị.
Nhược điểm của loại vật liệu này là chế tạo tủ bếp phức tạo gấp nhiều lần các loại vật liệu khác nên giá thành cũng tương đối cao, và màu sắc thì hạn chế không nhiều như gỗ công nghiệp hay nhựa.
Ngoài ra còn một loại vật liệu làm tủ bếp đó làm làm bằng đá nhân tạo, tuy nhiên loại vật liệu này chỉ có thể làm khung tủ, không thể làm cánh được và giá thành cũng quá cao, vì thế Minh Long Home cũng không khuyến kích các bạn sử dụng loại vật liệu này.
Như vậy, khi đọc bài viết này bạn đã biết nên đóng tủ bếp bằng gỗ gì chưa? Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Nhựa, hay inox nhôm. Một lựa chọn tối ưu dành cho khách hàng nhất đó là tủ dưới làm bằng nhựa, tủ trên làm MDF chống ẩm, bề mặt thì bạn có thể thoải mái lựa chọn, đây là một lựa chọn tối ưu mà Minh Long Home đã đúc kết được cho quý khách hàng vừa đảm bảo độ bền, vừa không sợ nước và mối mọt nhưng có giá thành lại tối ưu và phải chăng.
Tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Mở TP.HCM (OU)
Tham gia ngành thiết kế nội thất gần 10 năm, trải qua thiết kế thi công được hơn 3000 dự án từ nhỏ tới lớn.
Cùng tôi đi tìm hiểu những kiến thức nội thất được chúng tôi đúc kết từ những sai lầm, va vấp gặp phải khi làm công trình thực tế. Với những kiến thức này, tôi mong rằng sẽ giúp ích cho Anh/Chị kiến tạo ngôi nhà như ý muốn của mình.