Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu m2?

Thế nào là một phòng bếp có diện tích tiêu chuẩn? Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu m2? Bạn sẽ có câu trả lời ngay ở bài viết dưới đây, bạn cũng sẽ biết thêm về kiến thức những kích thước cần chú ý khi có ý định thiết kế một căn phòng bếp dành cho gia đình mình.

Thế nào là một căn phòng bếp có diện tích tiêu chuẩn?

Các kỹ sư làm sao thiết kế phòng bếp đẹp và chuẩn? Một căn phòng bếp có diện tích tiêu chuẩn đầu tiên là một căn phòng bếp xứng đôi với diện tích của ngôi nhà, phải căn cứ vào diện tích của ngôi nhà, căn hộ, số người sẽ sinh hoạt trong phòng bếp để đửa ra diện tích phòng bếp sao cho thuận tiện nhất, hài hóa và đẹp nhất thì đó chính là phòng bếp có diện tích tiêu chuẩn.

Trên thực tế, do quy hoạch của chính quyền nên khi xây dựng nhà phố thường có diện tích tầm 40 đến 80m2, hoặc các chủ đầu tư làm căn hộ cùng từ 45 đến 90m2, nên diện tích bếp khoảng 15m2, 20m2 hoặc 25m2, đây là những diện tích phòng bếp phổ biến được nhiều người lựa chọn, vì thế những diện tích này cũng trở thành những diện tích tiêu chuẩn.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn là bao nhiêu m2?

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn được ưa dùng và sư dụng nhiều nhất tại Việt Nam là 15m2, 20m2 và 25m2. Tuy nhiên, tùy vào kích thước của căn nhà, căn hộ chúng ta cần đo đạc thiết kế lại, tốt nhất là mời kỹ sư thiết kế tư vấn để có thể chọn được diện tích bếp phù hợp, xứng đôi với thiết kế của ngôi nhà của bạn.

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
Ví dụ diện tích phòng bếp tiêu chuẩn 10m2

 

Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn
Ví dụ diện tích phòng bếp tiêu chuẩn 20m2

Nếu các bạn để ý, diện tích của phòng bếp sẽ ảnh hưởng đến kích thước tủ bếp, vì thế ngoài diện tích phòng bếp bạn cũng phải thiết kế kích thước tủ bếp phù hợp, sắp xếp các thiết bị một cách hợp lý để nhà bếp phù hợp với diện tích của ngôi nhà hơn, nhìn vào phòng bếp cảm thấy thoải mái, rộng rãi để người nội trợ không cảm thấy gò bó khi nấu nướng.

Tủ bếp nên có kích thước như thế nào để phù hợp với phòng bếp?

Để thiết kế kích thước phù hợp bạn cần xác định nhà bạn có phòng bếp riêng hay phòng bếp chung gian với phòng khách và xác định được kiểu dáng thiết kế tủ bếp là chữ I, L hay chữ U hoặc song song,…

Tiếp theo bạn cần xác định được chiều cao của người sử dụng để có thể thiết kế tủ bếp có chiều cao phù hợp.

Để tìm hiểu rõ hơn về kích thước tủ bếp bạn xem tại link: https://minhlonghome.com.vn/kich-thuoc-tu-bep
Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp dưới
Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp dưới
Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp trên
Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp trên

Một vài lưu ý khi thiết kế tủ bếp:

  • Khoảng cách từ sàn bếp đến mặt bàn đạt tiêu chuẩn so với chiều cao trung bình của người phục nữ Việt Nam là 80cm – 90 cm,
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60cm – 80cm,
  • Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa và các khu vực xung quanh khác từ 40cm – 60 cm.
Đối với thiết kế tủ bếp chữ U hoặc song song thì khoảng cách lý tưởng nhất 2 cánh đối diện với nhau là 1,2m. Với khoảng cách này sẽ tiện di chuyển hoạt động nhất. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý khoảng cách giữa chậu rửa và khu vực bếp khoảng cách tối ưu nhất là 50cm để hoạt động.

Một vài lưu ý khi chọn diện tích phòng bếp tiêu chuẩn

Bạn cần lưu ý một vài yếu tố sau khi thiết kế phòng bếp và chọn kích thước phòng bếp như:
  • Không nên thiết kế cửa sổ gần bếp nấu để tránh gió gây ảnh hưởng đến hoạt động nấu
  • Không nên treo màn cửa gần bếp nấu vì sẽ rất dễ gây cháy.
  • Phòng bếp nên có đủ ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí tốt.
  • Vì màu sắc gian bếp sẽ quyết định và mang lại cho chúng ta cảm giác: rộng rãi, thông thoáng hay chật trội, nhỏ hẹp trong cùng một diện tích phòng bếp tiêu chuẩn như nhau.
  • Nếu phòng bếp nhà bạn nhỏ, hạn chế về diện tích, chỉ khoảng 15m2, thì bạn nên sơn tường màu sáng, kết hợp với các món đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên và các thiết bị nhà bếp có kích thước nhỏ, dễ để vừa vặn trong tủ bếp để mang đến không gian thông thoáng và rộng rãi hơn.

Ngoài ra bạn cần lưu ý 9 điều sai lầm dưới đây:

  1. Không chú ý tới không gian làm việc: bồn rửa – bếp – tủ lạnh
  2. Lãng phí các không gian trong bếp
  3. Không tận dụng hết không gian của thiết kế nhà bếp hình chữ U
  4. Ánh sánh thường không được tốt, thiếu ánh sáng
  5. Không đầu tư cho đá ốp mặt bếp, tường bếp
  6. Không lắp hệ thống thông gió, hút mùi
  7. Thiết kế đảo bếp không hợp lý
  8. Chạy theo … mốt
  9. Không nhờ đến kiến trúc sư

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906.764.333